Education Blog
  • Nhà Não
  • Blog Não
  • Khóa học Não
  • Chẩn đoán khuynh hướng não
Khoa Học Não Bộ

Cải thiện não bộ – 10 sự thật về bộ não và trí nhớ (phần 1)

Chỉa SẻTweetPin

Bạn đang cảm thấy dạo gần đây trí nhớ của mình rất “không đáng tin cậy”?  Đi vào bếp nhưng lại đứng ngây ra không hiểu mình vào đây làm gì, cầm điều khiển trên tay nhưng lại cứ đi tìm cái điều khiển, vừa đánh răng được một lúc lại đánh răng thêm lần nữa… Ôi não mình làm sao thế nhỉ? Có cách nào để cải thiện não bộ, rèn luyện trí nhớ, ngăn chặn bệnh đãng trí hay không?

Khoa học thần kinh nghiên cứu về trí nhớ đang tiến bộ không ngừng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 nghi vấn liên quan đến bộ não và trí nhớ nhé.

 

Mục Lục

  • 1. Người có trí nhớ tốt và người có trí nhớ kém khác nhau ở chỗ nào?
  • 2. Cách rèn luyện trí nhớ
  • 3. Làm thế nào để nhớ ra một cách hiệu quả? – Cải thiện não bộ
  • 4. Tại sao ta lại quên thứ cần mua khi đi mua đồ? – Đặc trưng của working memory
  • 5. Tại sao tôi vẫn về được đến nhà dù rõ ràng đã uống say đến không nhớ gì cả?

1. Người có trí nhớ tốt và người có trí nhớ kém khác nhau ở chỗ nào?

Trước hết để nắm được cách Cải thiện não bộ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kiến thức cơ bản về trí nhớ. Thông thường, trí nhớ được chia thành 2 loại lớn là “trí nhớ ngắn hạn” và “trí nhớ dài hạn”.

Trí nhớ ngắn hạn là những trí nhớ tạm thời, sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Là kiểu trí nhớ giúp bạn nhớ được những nội dung như sáng nay đã ăn gì, hôm qua đi những đâu…

Xem thêm: Bí ẩn não trái và não phải

Bộ phận trong não xử lý trí nhớ ngắn hạn là hồi hải mã, đóng vai trò như một bộ lọc. Nếu các ký ức cứ liên tiếp chảy vào thì bộ lọc sẽ bị đầy và tắc – một lý do khiến việc cải thiện não bộ khó khăn. Vì vậy, hồi hải mã sẽ phân loại trong trí nhớ ngắn hạn đâu là ký ức cần vứt bỏ, đâu là ký ức nên giữ lại làm trí nhớ dài hạn. Khi một ký ức được phân loại vào nhóm trí nhớ dài hạn, nó sẽ được cất trong “ngăn kéo” thuộc thùy trán và thùy thái dương ở vỏ đại não, và được lưu trữ lâu dài.

Người có trí nhớ tốt thường có một số đặc trưng, trước hết là về cách ghi nhớ. Họ biết cách làm thế nào sẽ dễ nhớ. Ví dụ, khi học từ vựng tiếng Anh hoặc ngày tháng dữ kiện lịch sử, họ nắm được cách để những kiến thức đó không bị loại bỏ khỏi kho trí nhớ ngắn hạn và đưa vào ngăn kéo trí nhớ dài hạn.

2. Cách rèn luyện trí nhớ

Vậy những người có trí nhớ tốt làm thế nào để đưa trí nhớ ngắn hạn vào ngăn kéo trí nhớ dài hạn?

Điểm mấu chốt nằm ở việc biết được đâu là tiêu chuẩn để hồi hải mã lựa chọn trí nhớ “cần phải giữ lại”. Có 3 tiêu chuẩn lớn đó là:

  • Ấn tượng mạnh mẽ
  • Bản thân cho rằng là quan trọng
  • Lặp đi lặp lại

Trí nhớ dài hạn còn có tên gọi khác là “trí nhớ tình tiết” (episodic memory) – là trí nhớ liên quan đến ký ức cá nhân về những kinh nghiệm bạn đã trải qua. Ví dụ, có phải bạn không bao giờ quên chuyến du lịch với người yêu vì kỷ niệm đó quá đẹp, ấn tượng về nó quá sâu sắc? Hiểu được về trí nhớ dài hạn sẽ giúp bạn hiểu đúng về cách cải thiện não bộ.

Tuy nhiên, những kiến thức như từ vựng tiếng Anh hay ngày tháng dữ kiện lịch sử không phải là nội dung khiến não ấn tượng, cũng chẳng quan trọng đến mức nếu không nhớ chúng thì mạng sống sẽ bị đe dọa. Vì vậy, để nhớ chúng chỉ còn cách là “lặp đi lặp lại”.

Hơn nữa, những người có trí nhớ tốt không chỉ lặp đi lặp lại nhiều lần mà còn áp dụng những phương pháp nhớ khác.

Ví dụ, khi phải nhớ dãy số dài, họ chuyển các con số thành hình ảnh, như số 1 là “cây kiếm”, số 2 là “con vịt”, số 3 – “lá bài”, số 4 – “cái ghế”, số 5 – “bà chửa”, 6 – “đứa bé”, 7 – “búa tạ”, 8 –“người tuyết”, 9 – “bóng bay”, 10 – “trứng gà.

Để nhớ dãy số gồm 10 chữ số trên, họ liên kết chúng thành câu chuyện.

“Một hoàng tử cầm cây kiếm nhỏ, cưỡi con vịt to, mồm ngậm lá bài ma thuật. Đang đi thì vấp phải cái ghế, thế là ngã ngửa, hóa thành bà chửa. Một đứa bé kỳ lạ ra đời, tay như búa tạ, đầu giống hệt người tuyết, có khả năng nổ bóng bay thành trứng gà”.

(Theo “Đánh thức phù thủy trí nhớ trong bạn” – Nguyễn Chu Nam Phương).

3. Làm thế nào để nhớ ra một cách hiệu quả? – Cải thiện não bộ

 

Hẳn bạn cũng đã nhiều lần gặp phải trường hợp rõ ràng mình đã học thuộc kiến thức này rồi nhưng mãi lại không thể nhớ ra. Bạn muốn cải thiện não bộ và khắc phục tình trạng này! Vậy thì, dù có cố gắng nhồi nhét thật nhiều vào trong “ngăn kéo”, nhưng lúc cần lại không thể lấy ra được thì cũng thật vô nghĩa.

Khi “ngăn kéo trí nhớ” đầy lên, để nhớ ra được chúng ta cần “nhãn phân loại”. Tuy nhiên, cách dán nhãn như thế nào là phụ thuộc vào mỗi người. Ví dụ, người mạnh về khứu giác có thể liên kết với mùi hương để nhớ lại. Tương truyền rằng ngày xưa ở Trung Quốc thời còn chưa có chữ viết, người ta thường đốt hương có mùi mạnh mỗi khi ghi nhớ điều gì đó truyền miệng. Ký ức và mùi hương sẽ liên kết với nhau, cứ mỗi lần ngửi thấy mùi hương đó thì ký ức sẽ sống dậy. Điều này cũng hay gặp ở các chàng trai khi nhớ mùi nước hoa đặc trưng của bạn gái mình – cứ mỗi lần ngửi thấy mùi nước hoa đó là sẽ nhớ tới bạn gái.

Tuy nhiên, trong “ngăn kéo trí nhớ” này không phải chỉ chứa toàn những ký ức chúng ta muốn gợi lại.

Ví dụ, chúng ta cất những kỷ niệm buồn, những hồi ức đau thương vào một góc ngăn kéo, khóa lại để nó không trỗi dậy. Trong khi đó, PTSD (Post-traumatic stress disorder – rối loạn căng thẳng sau sang chấn) chính là trạng thái người bệnh muốn cất những cú sốc tâm lý vào ngăn kéo và khóa lại nhưng không thể khóa được. Ví dụ, nếu một người từng bị người khác dùng dao đâm trọng thương, thì chỉ cần nhìn thấy vật có đầu sắc nhọn là ngăn kéo trí nhớ sẽ bật ra như lò xo, làm sống dậy ký ức sợ hãi lúc đó.

4. Tại sao ta lại quên thứ cần mua khi đi mua đồ? – Đặc trưng của working memory

Trong cuộc sống hàng ngày, có những lúc ta cảm thấy mình thật ngớ ngẩn khi đi siêu thị phải đi 3,4 lượt mới mua được hết những thứ cần mua, hay rõ ràng đang cầm điện thoại trên tay lại cứ đi tìm điện thoại, hoặc đi vào bếp xong không nhớ mình vào đây làm gì… Điều này có thể được giải thích bằng “working memory” (trí nhớ làm việc).

Working memory là trí nhớ ngắn hạn trong các loại trí nhớ ngắn hạn. Nó có khả năng lưu giữ thông tin trong đầu và thao tác trong óc trong một khoảng thời gian rất ngắn – là kiểu trí nhớ khi chúng ta làm một việc gì đó. Ví dụ, khi trò chuyện với ai đó, người ta hỏi và chúng ta ghi nhớ nội dung câu hỏi để trả lời, nhưng nếu bị hỏi nhiều câu cùng một lúc, chúng ta sẽ quên mất các câu hỏi khác trong khi trả lời 1 câu hỏi.

Khi học bài, chúng ta có thể dành riêng một khoảng thời gian để tập trung vào việc ghi nhớ, nhưng trong sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều tình huống yêu cầu chúng ta phải nhớ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn trong khi làm việc gì đó. Ví dụ như nhớ danh sách đồ cần mua hay nhớ số tài khoản ngân hàng để chuyển khoản. Điều thú vị là số lượng một người có thể ghi nhớ trong một lần bằng working memory là khoảng 5~7 mục, và ai cũng như vậy.

Để cải thiện não bộ cũng như sử dụng tốt working memory, chúng ta nên tập trung vào ghi nhớ chỉ khoảng 3~4 mục cùng một lúc. Ví dụ như khi nhớ số tài khoản 191003384785, hãy chia nó thành 3 nhóm với 4 chữ số 1910-0338-4785, như vậy bạn sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều.

5. Tại sao tôi vẫn về được đến nhà dù rõ ràng đã uống say đến không nhớ gì cả?

Bạn có nhớ trên phim thỉnh thoảng lại có cảnh nhân vật chính sau khi quá chén quên trời đất, sáng hôm sau tỉnh dậy thấy nằm bên cạnh mình là một nhân vật không hề quen biết và hốt hoảng: “Chuyện này là sao?? Sao mình không nhớ gì hết??”

Vậy có chuyện gì xảy ra trong não của chúng ta khi đó?

Trong não có 2 bộ phận chịu cồn kém là hồi hải mã và tiểu não.

 

Cải thiện não bộ

 

Khi hồi hải mã không hoạt động, não không thể biến trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn được. Lúc đó chỉ còn mỗi trí nhớ ngắn hạn hoạt động, nên chúng ta vẫn có thể nói chuyện trong lúc uống rượu, nhưng nội dung câu chuyện lẫn hành động sau đó đều không được lưu lại trong ký ức.

Ngoài ra, khi say sưa, chúng ta thường nói lộn xộn, nói không thành câu hoặc lắp bắp, đi thì liêu xiêu, khật khưỡng – đó là do tiểu não bị rượu tác động. Vì tiểu não phụ trách giữ cân bằng cử động cơ thể, trong đó có cả cử động của môi và lưỡi. Vậy tại sao sau khi say, ta vẫn có thể lấy xe, lên xe và đi về được đến nhà, đây là do hành vi này đã ngấm sâu trong cơ thể và được lưu trữ trong tiểu não. Kiểu trí nhớ này gọi là “trí nhớ tiến trình”, giống như chúng ta nhớ cách đi xe đạp, nhớ cách bơi – nhớ bằng cảm nhận thực tế của cơ thể, và một khi đã nhớ được rồi thì không bao giờ quên.

Khi quan sát MRI (chụp cộng hưởng từ) của não những người thường xuyên uống nhiều rượu, nhiều trường hợp não bị tổn thương, teo nhỏ khá nhiều. Tuy không giống với hiện tượng não teo nhỏ ở bệnh Alzheimer nhưng chúng ta vẫn nên hạn chế không lạm dụng cồn.

 

Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về “cách phân biệt chứng hay quên và bệnh sa sút trí tuệ”, “nếu kích hoạt não thì có thể phòng tránh được bệnh sa sút trí tuệ không?” – Hãy cùng khóa học não bộ tiếp tục khám phá giúp cải thiện não bộ và tận dụng nó tốt nhất cho công việc hàng này của bạn nhé!

0
Chia Sẻ
165
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Bình Luận 1

  1. Pingback: Giải mã bộ não: Bộ Não Con Người – Cấu Tạo Và Chức Năng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

XEM KHÓA HỌC

BÀI MỚI, NẠP THỨC ĂN CHO NÃO

Phương pháp xả stress khoa học

Cách xả stress toàn tập – Xử lý stress tận gốc từ A→Z

Tháng Mười Hai 1, 2021
rèn luyện trí não

Phương Pháp Rèn Luyện Trí Não – Hiểu đúng ý nghĩa và cách thức

Tháng Sáu 12, 2021
Định vị bản thân - Làm chủ cuộc đời

Định vị bản thân – Làm chủ cuộc đời bằng việc Thấu hiểu bản thân chính xác

Tháng Sáu 12, 2021
cách sử dụng 100% bộ não

Cách Sử Dụng 100% Bộ Não

Tháng Sáu 8, 2021
Bìa ebook 5 bí mật của não

Kích hoạt tiềm năng của bộ não

Thông tin của bạn được bảo mật, có thể dừng nhận mail bất cứ lúc nào bạn muốn.

2021 © Noutaisei

Bản quyền © Nguyền Hồng Anh

Theo dõi tôi trên:

Facebook
Youtube
Twitter
  • braincounselor.jp@gmail.com
  • Bảo mật
  • Điều khoản
  • Đổi trả
  • Bản quyền
  • Hợp tác
  • Nhà Não
  • Blog Não
  • Khóa học Não
  • Chẩn đoán khuynh hướng não

© 2021 - Khóa Học Não Bộ Noutaisei.

KHÁM PHÁ KHÓA HỌC
NẮM BẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN NÃO BỘ TĂNG HIỆU QUẢ
KIẾN TẠO CUỘC ĐỜI NHƯ Ý
CHI TIẾT VỀ KHÓA HỌC
Thời gian: 6 buổi, 2h30’/buổi
Chuyên gia đào tạo: NGUYỄN HỒNG ANH

Để nhận hướng dẫn chi tiết tham gia Lớp học Brain Activation Training trong tháng này, bạn hãy điền đầy đủ thông tin bên trên và nhấn Đăng ký để được hỗ trợ ngay nhé!

Facebook
Twitter
Youtube

braincounselor.jp@gmail.com

Hỗ trợ online

Bạn có biết bộ não của bạn vô cùng kỳ diệu? Hãy kết bạn với Hồng Anh và nhận ngay ebook “5 bí mật của bộ não giúp bạn tài giỏi và hạnh phúc hơn”!

Thông tin của bạn được bảo mật tuyệt đối. Ngoài ra mỗi tuần bạn sẽ nhận được 1 nội dung thú vị về bộ não và cách ứng dụng trong cuộc sống giúp bạn học tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, có những mối quan hệ hài lòng hơn. Và bạn có thể dừng nhận mail bất cứ khi nào bạn muốn

Facebook
Twitter
Youtube

braincounselor.jp@gmail.com

Hỗ trợ online