Education Blog
  • Nhà Não
  • Blog Não
  • Khóa học Não
  • Chẩn đoán khuynh hướng não
Khoa Học Não Bộ

Cách Tập Trung Giúp Tôi Dịch Xong 1 Cuốn Sách Chỉ Trong 2 Tháng

Chỉa SẻTweetPin

 

2020 kết thúc cũng là lúc mình vừa kịp dịch xong 1 cuốn sách. Cuốn sách dự kiến sẽ xuất bản trong 2021, chủ đề về các phương pháp rèn luyện trí não. Điều đáng nói là mình đã hoàn thành bản dịch chỉ trong chưa đầy 2 tháng, SỚM HƠN DEADLINE 2 THÁNG. Đáng nói hơn là trước đây mình đã từng dịch 4 cuốn sách khác, nhưng cuốn nào mình cũng trễ deadline vài tháng, chị biên tập toàn phải gửi mail giục giã ỉ ôi ☺))) (kể ra thì cực kỳ xấu hổ về con người lầy lội ngày xưa nhưng phải chia sẻ người thật việc thật, mình lấy case study của chính mình luôn). 

Vậy mình đã làm thế nào? Thật ra, việc dịch sách chỉ là cái cớ mở đầu bài viết, thực chất mình muốn nói về sức mạnh của sự tập trung.

Đầu tiên, thay đổi bản chất nhất là từ khi mình học về sức mạnh của não bộ và ứng dụng vào cuộc sống. 

Và mình ngộ ra 1 điều cực kỳ quan trọng: nâng cao sức mạnh của bộ não chính là nâng cao sức tập trung. Chúng ta cần khả năng tập trung để nâng cao chất lượng cuộc sống ở mọi mặt: dù là công việc, mối quan hệ, sức khỏe hay thể thao… Thử tưởng tượng sếp giao cho bạn 1 nhiệm vụ yêu cầu hoàn thành trong 2 tuần, nhưng vì thiếu tập trung nên bạn mất hơn 1 tháng mới xong, bạn sẽ bị mất tín nhiệm như thế nào? Hoặc bạn đi ăn với người yêu, nhưng chỉ cắm mặt vào cái điện thoại, một là bạn ăn cũng chẳng cảm nhận được vị ngon thực sự, hai là bạn mất kết nối cảm xúc với nửa kia và thời gian bên nhau cực kỳ NHẠT. 

 

BẢN CHẤT CỦA TẬP TRUNG

Tập trung là “khả năng chú ý 100% vào việc cần làm”. 

Có thể bạn sẽ rất bất ngờ khi HA nói rằng ĐỂ TẬP TRUNG CAO ĐỘ, bạn cần có Ý THỨC MỤC TIÊU CAO ĐỘ.

Có 4 loại tập trung theo tâm lý học: 

  1. Khả năng duy trì tập trung để thực hiện một việc/mục tiêu nào đó
  2. Khả năng chú ý để chọn ra thứ hữu ích có giá trị giúp đạt mục tiêu (giữa rất nhiều thứ khác)
  3. Khả năng phân bổ hợp lý sự tập trung để thực hiện việc cần làm giúp đạt mục tiêu
  4. Khả năng chuyển đổi suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng, hành động phù hợp để thực hiện nhiệm vụ/mục tiêu

Như vậy, điểm mấu chốt là khả năng tập trung có được phát huy để thực hiện một mục tiêu nào đó hay không. Mình khẳng định: bạn sẽ KHÔNG THỂ PHÁT HUY TỐI ĐA KHẢ NĂNG TẬP TRUNG NẾU BẠN KHÔNG CÓ 1 MỤC TIÊU RÕ RÀNG VÀ MẠNH MẼ. 

Trong trường hợp của mình, ban đầu khi mới nhận hợp đồng dịch, mình dự tính sẽ cố gắng hoàn thành đúng deadline (4 tháng). Nhưng khi bắt tay vào làm, mình muốn đẩy nhanh tiến độ. Có 2 lý do lớn nhất: Một là đây là cuốn sách về lĩnh vực mình yêu thích, mình muốn hoàn thành sớm để nó có thể sớm được xuất bản. Hai là sang 2021 mình có một số kế hoạch cần thực hiện và mình muốn tập trung tối đa cho những dự định thực sự quan trọng đối với mình. Vì vậy, mình tự đặt mục tiêu phải hoàn thành bản dịch khi 2020 kết thúc. Một dấu mốc đẹp, nhưng hơi căng. Tuy nhiên, đúng như câu nói “khi bạn thật sự muốn, bạn sẽ tìm cách”, mình đã tìm mọi cách để phân bổ và tận dụng thời gian để thực hiện bằng được mục tiêu này.

Vì vậy, trước khi định bắt tay vào việc gì, bạn hãy tự hỏi: mục tiêu/mục đích của việc này là gì? Tại sao lại phải tập trung? Tại sao lại phải nhanh? Xong sớm thì được ích lợi gì? Nếu không làm được thì hậu quả là gì? Ảnh hưởng tiêu cực như thế nào? Khi ý thức về mục tiêu đã rõ ràng thì một cách tự nhiên não bạn sẽ bắt đầu giải phóng năng lượng của sự tập trung.

 

KẺ THÙ SỐ 1 CỦA TẬP TRUNG LÀ MULTI-TASKING

Tiếp theo bạn hãy trả lời câu hỏi: tại sao mình lại bị mất tập trung? Trước đây mình thường xuyên làm nhiều việc cùng một lúc (multi-tasking). Multi-tasking khiến người ta lầm tưởng mình đang làm việc năng suất và tạo “khoái cảm bận rộn”- cảm giác khiến bạn thấy mình quan trọng, giỏi giang và đáng tự hào. Tuy nhiên, BỘ NÃO CỦA CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐA NHIỆM. Khi chúng ta cố gắng làm nhiều hơn 1 việc cùng một lúc, thì bộ não của chúng ta không hề tập trung được vào tất cả các tác vụ này. Khi đó bộ não phải liên tục chuyển đổi liên tục giữa các tác vụ đó (task-switching) – một cách điên cuồng và tiêu cực, đang làm this chuyển sang làm that rồi lại quay về làm this, và mãi không xong.

 

Task-switching làm giảm hiệu suất làm việc đến 40% (theo APA – Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, https://www.apa.org/research/action/multitask) Thử tưởng tượng lương bạn đang 10 triệu mà chỉ còn 6 triệu. Quản lý thời gian kém cũng chính là đang lãng phí tiền bạc mà bạn không ý thức được đấy. 

Và bạn có tưởng tượng được không, multi-tasking tạo ra infomania (trạng thái cuồng thông tin) và trạng thái này được chứng minh làm giảm sút 15 điểm IQ, tương đương với tác hại của việc thức trắng 1 đêm và cao gấp 2 lần tác động của cần sa lên IQ con người (https://www.bryan.edu/multitasking-at-work/)

Trong khi đó, single-task mới khiến não có thể làm việc ở trạng thái tự nhiên. “Trạng thái tự nhiên” ở đây là trạng thái mà não và cơ thể được thống nhất và có thể tập trung vào 1 nhiệm vụ duy nhất. Ví dụ, nếu bạn ngồi trong cuộc họp và nghĩ “họp xong mình phải viết nốt báo cáo” thì tức là não và cơ thể bạn đang ý thức 2 nơi khác nhau. Việc não và cơ thể cùng tập trung vào 1 nơi chính là tình trạng “não và cơ thể thống nhất”. 

Ví dụ khác, nếu bạn đứng phát biểu và nghĩ “nếu mình không thể hiện tốt thì sao”, có nghĩa rằng bạn đang không tập trung 100% vào việc phát biểu. Đương nhiên khả năng cao là bạn sẽ không thể hiện như ý muốn.

Giống như cầu thủ chuẩn bị sút phạt và nghĩ “nếu mình đá trượt thì sẽ ra sao”. Không ít cầu thủ đã trở thành kẻ tội đồ chỉ vì những giây mất tập trung đó.

Khi ngồi học cũng vậy, nếu bạn vừa nghe giảng vừa nghĩ “bao giờ thầy mới nói xong đây…” thì tức là bạn đang không tập trung vào nội dung thầy giảng. Bạn có thể bỏ sót nhiều ý quan trọng và giảm khả năng ghi nhớ thông tin. 

Trong trường hợp của mình, mình phân bổ mỗi giai đoạn chỉ tập trung làm cho tốt một nhiệm vụ quan trọng. Mình tự đặt ra cho mình 2 tháng để dịch, nhưng không phải mình dịch liên tục hàng ngày trong 2 tháng đó. Bên cạnh việc dịch, mỗi tháng mình đều có những buổi thuyết trình/chia sẻ kiến thức. Và với mình, những buổi này cực kỳ quan trọng, quan trọng nhất trong những việc trước mắt. Để chuẩn bị cho mỗi buổi đó, mình đều dành ít nhất 7-10 ngày để trau chuốt nội dung và luyện tập. Trong 7-10 ngày đó, mình không dịch gì cả, não mình chỉ dồn hết tập trung để làm cho tốt việc thuyết trình. Sau khi buổi chia sẻ kết thúc, mình mới quay lại dịch, và mình lại block vài ngày để dịch cho xong hẳn 1 chương. Xong mỗi chương mình sẽ nghỉ ngơi 1,2 hôm để não được refresh và lại thấy hào hứng. 

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TẬP TRUNG KHÁC

Như vậy là mình đã giải thích xong 2 yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến sự tập trung: ý thức mục tiêu và đơn nhiệm. Ngoài ra, còn những tips nhỏ nhưng quan trọng khác mình áp dụng trong cả quá trình, bao gồm:

  1. Tắt hết các thiết bị gây nhiễu: khi bắt tay vào việc, mình thường để chế độ máy bay. Hoặc nếu không, kể cả có tin nhắn, bất kể sms, messenger, zalo, line, email, mình đều kiên quyết không check, cho đến khi tạm xong 1 phần việc. Những tin nhắn này tạo cảm giác khẩn cấp, kiểu không check thì không yên, nhưng thực ra phần nhiều đều không phải là tin nhắn quan trọng. Tin mình đi, bạn không check ngay trong vòng 1,2 tiếng cũng không ảnh hưởng gì lớn, nhưng nếu bạn cứ check liên tục thì ảnh hưởng của điện thoại lên não bạn cực kỳ tai hại. 
  2. Luôn có danh sách 3 việc cần hoàn thành trong ngày: Nhiều người khuyên 5 việc, nhưng mình chỉ chọn ra 3 việc quan trọng nhất với mình tại thời điểm đó. Mình đã từng dễ dãi khi đặt mục tiêu, và rất nhiều mục tiêu đã không được hoàn thành. Giờ thì khác, bớt tham lam và ôm đồm rồi. Ghi khắc trong tim mục tiêu là thứ mình cần tôn trọng và cam kết.
  3. Sắp xếp làm những việc quan trọng nhất trong buổi sáng: nếu bạn có thể dậy sớm trong khoảng 5-6h, khoảng thời gian 3 tiếng sau khi ngủ dậy được cho là “thời gian vàng” đối với não. Não hoạt động cực kỳ tập trung, hiệu quả trong khoảng thời gian này. Mình đã áp dụng và có những hôm mới chỉ đến 10h sáng mình đã xong hết những việc quan trọng nhất mình muốn làm trong ngày. 
  4. Thiền chánh niệm: tác dụng của thiền nhiều người đã nói. Bản thân mình không thích thiền, nhưng mình vẫn làm vì mình biết tác dụng của nó đối với não bộ. Và mình cũng chẳng dành hẳn 15-30 phút làm gì đâu, thiền bắt đầu có tác dụng từ 2 phút nên mình chỉ thiền trong khoảng 2-3 phút, cố gắng tập trung hoàn toàn vào hơi thở. Quan trọng là chất lượng.
  5. Thực hành chánh niệm trong cả những việc khác: tức là xác định chuyên tâm làm gì thì tập trung mọi giác quan vào mỗi việc đó, động tác chậm rãi và quan sát cử chỉ của mình. Ví dụ, mình ăn khá nhanh, nên mình tập ăn chậm hơn, cảm nhận thức ăn khi nhai, đúng là có thấy ngon hơn thật.  

 

TỔNG KẾT

Chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện được khả năng tập trung.

Trong một khoảng thời gian có hạn, việc bạn có thể hoàn thành bao nhiêu lượng công việc sẽ quyết định bạn sẽ tạo ra được bao nhiêu sản phẩm và thành quả.

Khối lượng công việc hoàn thành = Khả năng tập trung x Thời gian

Nhìn vào công thức này, bạn sẽ hiểu bạn có thể hoàn thành bao nhiêu công việc từ nay về sau. Nếu bạn thường xuyên trễ deadline, việc bạn cần làm không phải là xin sếp cho thêm thời gian, mà cần xem lại và cải thiện khả năng tập trung của mình.

Chúc các bạn một năm mới năng suất và hiệu quả! 

 

0
Chia Sẻ
26
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

XEM KHÓA HỌC

BÀI MỚI, NẠP THỨC ĂN CHO NÃO

Phương pháp xả stress khoa học

Cách xả stress toàn tập – Xử lý stress tận gốc từ A→Z

Tháng Mười Hai 1, 2021
rèn luyện trí não

Phương Pháp Rèn Luyện Trí Não – Hiểu đúng ý nghĩa và cách thức

Tháng Sáu 12, 2021
Định vị bản thân - Làm chủ cuộc đời

Định vị bản thân – Làm chủ cuộc đời bằng việc Thấu hiểu bản thân chính xác

Tháng Sáu 12, 2021
cách sử dụng 100% bộ não

Cách Sử Dụng 100% Bộ Não

Tháng Sáu 8, 2021
Bìa ebook 5 bí mật của não

Kích hoạt tiềm năng của bộ não

Thông tin của bạn được bảo mật, có thể dừng nhận mail bất cứ lúc nào bạn muốn.

2021 © Noutaisei

Bản quyền © Nguyền Hồng Anh

Theo dõi tôi trên:

Facebook
Youtube
Twitter
  • braincounselor.jp@gmail.com
  • Bảo mật
  • Điều khoản
  • Đổi trả
  • Bản quyền
  • Hợp tác
  • Nhà Não
  • Blog Não
  • Khóa học Não
  • Chẩn đoán khuynh hướng não

© 2021 - Khóa Học Não Bộ Noutaisei.

KHÁM PHÁ KHÓA HỌC
NẮM BẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN NÃO BỘ TĂNG HIỆU QUẢ
KIẾN TẠO CUỘC ĐỜI NHƯ Ý
CHI TIẾT VỀ KHÓA HỌC
Thời gian: 6 buổi, 2h30’/buổi
Chuyên gia đào tạo: NGUYỄN HỒNG ANH

Để nhận hướng dẫn chi tiết tham gia Lớp học Brain Activation Training trong tháng này, bạn hãy điền đầy đủ thông tin bên trên và nhấn Đăng ký để được hỗ trợ ngay nhé!

Facebook
Twitter
Youtube

braincounselor.jp@gmail.com

Hỗ trợ online

Bạn có biết bộ não của bạn vô cùng kỳ diệu? Hãy kết bạn với Hồng Anh và nhận ngay ebook “5 bí mật của bộ não giúp bạn tài giỏi và hạnh phúc hơn”!

Thông tin của bạn được bảo mật tuyệt đối. Ngoài ra mỗi tuần bạn sẽ nhận được 1 nội dung thú vị về bộ não và cách ứng dụng trong cuộc sống giúp bạn học tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, có những mối quan hệ hài lòng hơn. Và bạn có thể dừng nhận mail bất cứ khi nào bạn muốn

Facebook
Twitter
Youtube

braincounselor.jp@gmail.com

Hỗ trợ online