Education Blog
  • Nhà Não
  • Blog Não
  • Khóa học Não
  • Chẩn đoán khuynh hướng não
Khoa Học Não Bộ

4 Thói Quen Tai Hại Đối Với Não Khi Học. Chắc Chắn Bạn Cũng Đang Mắc Phải.

Chỉa SẻTweetPin

 

Những thói quen có hại cho não
Những thói quen có hại cho não

Rõ ràng mình học rất chăm chỉ, tại sao lại không đạt được kết quả như ý… Nếu bạn cảm thấy như vậy, khả năng là bạn đang có những thói quen có hại cho não, rất tiêu cực đối với não làm giảm hiệu suất học tập.

Ở blog này, tôi sẽ chỉ ra 4 thói quen xấu đó, ai thấy mình đang mắc phải thì ý thức hơn để cải thiện và nâng cao khả năng não bộ nhé!

Mục Lục

  • Thói quen có hại cho não 1: Học liên tục trong thời gian dài không nghỉ
  • Thói quen tai hại số 2: Ngồi liên tục
  • Thói quen tai hại số 3: Cấm cản những niềm vui
  • Thói quen tai hại số 4: Tiếc cả thời gian ngủ
  • TỔNG KẾT
  • 4 cách cải thiện thói quen có hại cho não

Thói quen có hại cho não 1: Học liên tục trong thời gian dài không nghỉ

 

Đây thực ra là thói quen xấu cho não chính tôi từng mắc phải, mãi tôi mới sửa được. Trước đây tôi bị tâm lý “nhồi nhét tham lam”, cắm đầu vào học đến tiếc cả thời gian nghỉ giải lao. Tôi cho rằng phải học liên tục trong thời gian dài thì mới thu nạp được nhiều kiến thức, đây thực sự là thói quen có hại cho não.

Tuy nhiên, điều này thực chất lại làm giảm hiệu suất học tập.

 

thói quen có hại cho não
thói quen có hại cho não

 

Tôi sẽ giới thiệu với các bạn một nghiên cứu được thực hiện bởi Giáo sư Yuji Iketani (Khoa Dược, Đại học Tokyo) kết hợp với Benesse Corporation – một công ty lớn về giáo dục và xuất bản của Nhật.

Những người tham gia nghiên cứu này là các em học sinh trung học, được yêu cầu học thuộc từ vựng tiếng Anh. Người ta chia các em thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất “học liên tục trong 60 phút”, nhóm còn lại “học chia làm 3 lần, mỗi lần 15 phút, nghỉ giải lao xen kẽ”, sau đó so sánh hiệu quả. Kết quả là nhóm “có nghỉ giải lao” đạt thành tích cao hơn trong bài kiểm tra ngày hôm sau và 1 tuần sau đó.

Ngoài ra, người ta còn đo sóng não của 2 nhóm, và phát hiện ra rằng: hình dạng sóng Gamma thuộc thùy trán được hồi phục mỗi lần nghỉ giải lao (sóng Gamma được cho là liên quan tới khả năng tập trung). Sóng Gamma giảm dần đối với nhóm học liên tục không nghỉ, vì vậy có thể thấy nghỉ giải lao rất quan trọng không chỉ trong việc hình thành trí nhớ dài hạn mà còn giúp duy trì khả năng tập trung.

Thêm vào đó, theo nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts, việc kích thích sóng Gamma còn giúp làm giảm lượng Amiloid-beta trong não – một loại protein là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer. Vì vậy, chu trình “nghỉ giải lao → khôi phục sóng Gamma” cũng đóng góp tới sức khỏe của bộ não.

  • Point: Tạo thói quen nghỉ giải lao định kỳ sau mỗi vài chục phút trong khi học.

Thói quen tai hại số 2: Ngồi liên tục

 

Chắc chắn có rất nhiều người cho rằng trong khi học thì phải ngồi yên một chỗ. Tuy nhiên, điều này lại cũng gây ảnh hưởng xấu tới não.

 

 

Nhóm nghiên cứu của Đại học California, Los Angeles đã điều tra về mối quan hệ giữa “thời gian ngồi” và “độ dày của vỏ” của vùng não liên quan đến hình thành ký ức trên đối tượng nhóm nam nữ từ 45~75 tuổi.

Kết quả là càng những người hay ngồi lâu một chỗ thì vỏ của bộ phận não tương ứng có khuynh hướng mỏng hơn. Ngoài ra, dù người đó có thói quen vận động đi chăng nữa cũng không thể bù đắp cho ảnh hưởng tiêu cực mà việc ngồi lâu mang lại cho não.

Ở phần trước, tôi đã giải thích rằng nghỉ giải lao rất cần thiết trong khi học, nhưng đồng thời, có lẽ chúng ta cũng nên vứt bỏ quan niệm “học là phải ngồi một chỗ” và áp dụng những cách thức học mà không cần phải ngồi. Ví dụ, bạn có thể vừa đi bộ quanh phòng vừa đọc sách, nghe tiếng Anh khi đi dạo hoặc trên đường đi làm…

  • Point: Bớt ngồi nhiều cũng là để giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực lên não.

Thói quen tai hại số 3: Cấm cản những niềm vui

 

Bạn có cảm thấy tội lỗi khi thỉnh thoảng mình mải chơi game, mải la cà quán xá, mải nhảy múa hát ca và lãng quên việc học?

Tất nhiên, để tập trung học tập thì tránh xa game và các thú vui cám dỗ khác đúng là điều quan trọng. Nhưng, nếu chúng ta “kiêng khem” một cách quá mức kham khổ thì lại cũng cần phải suy nghĩ lại.

Nhà khoa học thần kinh Toshiyuki Sawaguchi giải thích điều này bằng sức mạnh của “dopamine” – một chất dẫn truyền thần kinh. Dopamine liên quan mật thiết tới động lực, được tiết ra một lượng lớn khi ta kỳ vọng sẽ nhận được một phần thưởng nào đó sau khi cố gắng.

Nói cách khác, nếu loại bỏ hoàn toàn các trò giải trí và chỉ tập trung 100% vào việc học đã bị tước mất hết niềm vui thú thì đương nhiên chúng ta cũng không có động lực và khó duy trì.

 

thói quen có hại cho não
thói quen có hại cho não

Tất nhiên, không nên coi phần thưởng là động lực duy nhất trong học tập, nhưng chính vì để việc học hiệu quả hơn, chúng ta cần biết thưởng cho bản thân những niềm vui nho nhỏ sau mỗi khoảng thời gian, như “sau khi học xong hết bài ngày hôm nay mình sẽ chơi game 30 phút”, “cố gắng học chăm chỉ 1 tuần này sau đó mình sẽ đi chơi ở …”

Nếu nghĩ mãi cũng không biết nên thưởng cho bản thân thứ gì thì “nghe loại nhạc yêu thích” là một gợi ý cho bạn. Nghiên cứu của Đại học McGill đã làm sáng tỏ rằng “khi nghe bài hát yêu thích và cảm thấy rất phấn khích chính là khi dopamine được tiết ra trong não”, và đặc biệt hơn, “cảm giác háo hức ngay cả trước khi nghe cũng giúp làm sản sinh dopamine”.

  • Point: Liệt kê ra những điều khiến bạn hào hứng trong cuộc sống và kết hợp chúng với việc học để duy trì và nâng cao động lực nhé!

Thói quen tai hại số 4: Tiếc cả thời gian ngủ

 

Nếu bạn học đến quên ngủ hòng mong thu nạp được thật nhiều kiến thức thì thật đáng tiếc, đây không phải là hành vi đúng và mang lại hiệu quả.

Theo Phó Giáo sư Kazuaki Maeda – chuyên gia về Khoa học giấc ngủ, Đại học Konan: giấc ngủ đóng vai trò sắp xếp lại thông tin trong não.

 

 

Giấc ngủ được hình thành từ giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) có kèm theo chuyển động mắt nhanh và giấc ngủ Non-REM không chuyển động mắt nhanh. Trong đó, giấc ngủ REM có chức năng liệt kê mục lục để dễ dàng nhớ lại thông tin, còn giấc ngủ Non-REM có chức năng gắn kết các ký ức lại với nhau và tổng hợp.

Tuy nhiên, nếu thời gian ngủ ngắn, trí nhớ sẽ không được sắp xếp vì chu trình ngủ REM và Non-REM không được thực hiện đầy đủ.

Ngoài ra, theo bác sĩ Ryutaro Shirahama – điều hành một phòng khám về trị liệu giấc ngủ, tình trạng thiếu ngủ và chất lượng giấc ngủ kém còn khiến tích tụ amyloid-beta (một loại protein là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer), làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng suy giảm trí nhớ trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm: Rèn Luyện 6 Năng Lực Quan Trọng Trong Công Việc Bằng Ứng Dụng Khoa Học Thần Kinh

Nếu bạn thực sự mong muốn việc học của mình chất lượng và đạt hiệu quả, hãy ý thức rằng giấc ngủ là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với học tập. Đừng tiếc, đừng nhịn, đừng quên ngủ.

  • Point: Thời gian ngủ lý tưởng là 6~7.5 tiếng, để đảm bảo tốt nhất chu trình ngủ REM và Non-REM.

TỔNG KẾT

 

Chính vì học tập là hoạt động sử dụng bộ não nên chúng ta cần chú ý đến những thói quen xấu đối với não. Bạn thử nhìn lại những phương pháp học của mình, nếu phát hiện ra có điểm nào cần cải thiện thì hãy bắt đầu ngay nhé!

4 cách cải thiện thói quen có hại cho não

  • Nghỉ giải lao xen kẽ trong khi học
  • Hạn chế ngồi nhiều
  • Biết thưởng cho mình sau khi cố gắng
  • Ngủ đủ 6-7.5 tiếng mỗi đêm.
0
Chia Sẻ
44
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Bình Luận 1

  1. Pingback: Rèn Luyện 6 Năng Lực Quan Trọng Trong Công Việc Bằng Ứng Dụng Khoa Học Thần Kinh

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tags: học tậpkhoa học thần kinhnão bộthói quen
XEM KHÓA HỌC

BÀI MỚI, NẠP THỨC ĂN CHO NÃO

Phương pháp xả stress khoa học

Cách xả stress toàn tập – Xử lý stress tận gốc từ A→Z

Tháng Mười Hai 1, 2021
rèn luyện trí não

Phương Pháp Rèn Luyện Trí Não – Hiểu đúng ý nghĩa và cách thức

Tháng Sáu 12, 2021
Định vị bản thân - Làm chủ cuộc đời

Định vị bản thân – Làm chủ cuộc đời bằng việc Thấu hiểu bản thân chính xác

Tháng Sáu 12, 2021
cách sử dụng 100% bộ não

Cách Sử Dụng 100% Bộ Não

Tháng Sáu 8, 2021
Bìa ebook 5 bí mật của não

Kích hoạt tiềm năng của bộ não

Thông tin của bạn được bảo mật, có thể dừng nhận mail bất cứ lúc nào bạn muốn.

2021 © Noutaisei

Bản quyền © Nguyền Hồng Anh

Theo dõi tôi trên:

Facebook
Youtube
Twitter
  • braincounselor.jp@gmail.com
  • Bảo mật
  • Điều khoản
  • Đổi trả
  • Bản quyền
  • Hợp tác
  • Nhà Não
  • Blog Não
  • Khóa học Não
  • Chẩn đoán khuynh hướng não

© 2021 - Khóa Học Não Bộ Noutaisei.

KHÁM PHÁ KHÓA HỌC
NẮM BẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN NÃO BỘ TĂNG HIỆU QUẢ
KIẾN TẠO CUỘC ĐỜI NHƯ Ý
CHI TIẾT VỀ KHÓA HỌC
Thời gian: 6 buổi, 2h30’/buổi
Chuyên gia đào tạo: NGUYỄN HỒNG ANH

Để nhận hướng dẫn chi tiết tham gia Lớp học Brain Activation Training trong tháng này, bạn hãy điền đầy đủ thông tin bên trên và nhấn Đăng ký để được hỗ trợ ngay nhé!

Facebook
Twitter
Youtube

braincounselor.jp@gmail.com

Hỗ trợ online

Bạn có biết bộ não của bạn vô cùng kỳ diệu? Hãy kết bạn với Hồng Anh và nhận ngay ebook “5 bí mật của bộ não giúp bạn tài giỏi và hạnh phúc hơn”!

Thông tin của bạn được bảo mật tuyệt đối. Ngoài ra mỗi tuần bạn sẽ nhận được 1 nội dung thú vị về bộ não và cách ứng dụng trong cuộc sống giúp bạn học tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, có những mối quan hệ hài lòng hơn. Và bạn có thể dừng nhận mail bất cứ khi nào bạn muốn

Facebook
Twitter
Youtube

braincounselor.jp@gmail.com

Hỗ trợ online